Ăn tiết canh lợn dễ có nguy cơ nhiễm liên cầu khuẩn

0
21

check Ăn tiết canh lợn dễ có nguy cơ nhiễm liên cầu khuẩnKhám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng

new Ăn tiết canh lợn dễ có nguy cơ nhiễm liên cầu khuẩnXem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!

hanghiem Ăn tiết canh lợn dễ có nguy cơ nhiễm liên cầu khuẩn

Thông thường, một bệnh nhân bị liên cầu khuẩn lợn thể viêm màng não mủ phải nằm viện điều trị ít nhất ba tuần. Người bị nhiễm trùng huyết phải điều trị đến hai tháng, chi phí hàng trăm triệu đồng, tùy thuộc di chứng có trầm trọng hay không trầm trọng. Nhiều bệnh nhân không thể qua khỏi hoặc để lại những biến chứng nặng nề.

Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, vừa phát đi cảnh báo cộng đồng phòng bệnh liên cầu khuẩn lợn trong dịp Tết do thói quen ăn tiết canh.

Đây là bệnh nguy hiểm lây truyền từ động vật sang người gây ra bởi liên cầu khuẩn Streptococcus suis.

Năm 2017, cả nước ghi nhận 171 ca bệnh liên cầu khuẩn lợn, trong đó 14 người tử vong. Bệnh có diễn biến nhanh và nặng, thời gian điều trị kéo dài và chi phí điều trị lớn.

Thông thường, một bệnh nhân bị liên cầu khuẩn lợn thể viêm màng não mủ phải nằm viện điều trị ít nhất ba tuần. Người bị nhiễm trùng huyết phải điều trị đến hai tháng, chi phí hàng trăm triệu đồng, tùy thuộc di chứng có trầm trọng hay không trầm trọng. Nhiều bệnh nhân không thể qua khỏi hoặc để lại những biến chứng nặng nề.

tietcanh11518191051500x300 20180210084631 Ăn tiết canh lợn dễ có nguy cơ nhiễm liên cầu khuẩn
Bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn thường tăng vào những tháng cuối năm và đầu năm âm lịch. (Ảnh: Vnexpress)

Theo tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng, bệnh xảy ra rải rác quanh năm, nhưng thường tăng vào những tháng cuối năm và đầu năm âm lịch. Lý do vì nhiều gia đình mổ lợn để ăn Tết và nhiều nơi có tập tục ăn bát tiết canh cho may mắn.

Bệnh lây truyền trực tiếp cho con người thông qua việc ăn thịt lợn và các sản phẩm từ lợn bệnh hay lợn mang mầm bệnh chưa nấu chín (như tiết canh, nem chua, nem chạo…) hoặc do tiếp xúc với mầm bệnh thông qua các tổn thương, trầy xước trên da…

Theo thống kê, khoảng 70% bệnh nhân mắc liên cầu lợn có ăn tiết canh lợn. Các ca mắc còn lại do ăn nem chạo sống, tiếp xúc, giết mổ lợn bệnh. Một điều tra dịch tễ học của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương trước đó cho thấy gần 70% bệnh nhân liên cầu lợn có giết mổ, ăn thịt lợn tái, tiết canh.

Người dân thường cho rằng lợn do gia đình nuôi, lợn chăn nuôi dân dã, thả rông là lợn sạch và có thể ăn tiết canh. Tuy nhiên, các chuyên gia thú y cho biết bất kể giống lợn nào, được chăn nuôi trong điều kiện nào thì vẫn có nguy cơ nhiễm liên cầu lợn.

Vi khuẩn liên cầu thường cư trú ở vùng họng của lợn mà không gây bệnh cho con vật, vì thế những con lợn này trở thành lợn lành mang mầm bệnh. Bệnh chỉ phát ra ở những con lợn có sức miễn dịch yếu.

Với lợn nhiễm liên cầu khuẩn, trong máu tiết canh và thịt lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn. Tỷ lệ mang mầm bệnh liên cầu khuẩn không triệu chứng trong một đàn lợn khoảng 60-100%.

Trên người, liên cầu lợn là bệnh nguy hiểm, gồm ba thể nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai. Tùy từng thể mà bệnh diễn biến nặng hay nhẹ, có trường hợp ngay từ ban đầu nhiễm khuẩn đã nặng. Bệnh có thể gây tử vong nếu điều trị muộn. Tỷ lệ tử vong khoảng 7%. Người từng nhiễm liên cầu khuẩn lợn vẫn có thể mắc lại.

Vi khuẩn gây bệnh liên cầu lợn hoàn toàn bị tiêu diệt khi thực phẩm được nấu chín kỹ. Vì thế, để phòng bệnh, người dân không nên giết mổ lợn ốm chết, không xử lý thịt lợn sống bằng tay trần, nhất là khi có vết thương ở tay; rửa tay sạch sau khi chế biến thịt. Không ăn lợn bệnh, thịt lợn sống, tiết canh, nội tạng chưa nấu chín và đặc biệt không ăn thịt lợn ốm, chết. Trong bất cứ trường hợp tiếp xúc với lợn ốm, chăm sóc, nuôi hoặc giết mổ, tiêu hủy, nên có phương tiện phòng hộ.

Khi sốt cao (40-41 độ C), xuất hiện các mảng xuất huyết hoại tử dưới da, tiêu chảy, cứng cổ…, có thể khó thở, người dân nên đến bệnh viện sớm, tránh nguy cơ tử vong. Thời gian ủ bệnh của liên cầu lợn trên người có thể vài tiếng đến 4-5 ngày, tùy cơ địa mỗi người. Sau khi nhiễm liên cầu lợn người bệnh vẫn có thể bị mắc lại.



thegioicaythuoc Ăn tiết canh lợn dễ có nguy cơ nhiễm liên cầu khuẩn

300x250 holy Ăn tiết canh lợn dễ có nguy cơ nhiễm liên cầu khuẩn

Liên Quan Khác

  • Nguy cơ tiềm ẩn từ nem chua rán
  • Nem chua có thực sự vệ sinh?
  • Những nguy hiểm dễ gặp phải khi ăn nội tạng
  • Những món ăn người bệnh gút nên tránh trong ngày Tết
  • Những đối tượng nên tránh xa nem chua
  • Những người không nên ăn nem chua
  • Nguyên nhân gây viêm loét đại trực tràng chảy máu
  • Những sai lầm thường gặp khi kết hợp thực phẩm
  • Cẩn thận với những hệ lụy do dùng sữa bắp giá rẻ
  • Các loại thực phẩm không nên ăn tái hoặc sống
  • 9 món ăn có thể khiến bạn mất mạng
  • Những sai lầm hay mắc khi ăn rau củ quả
  • Những thói quen hằng ngày gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe
  • Cách nhận biết đậu phụ nhiễm thạch cao
  • Điều cấm kỵ khi chế biến cà chua chị em nội trợ cần biết

Cùng Chuyên Mục

Chả cá ‘bẩn” – nguy cơ ngộ độc cao
Lưu ý khi ăn bánh trung thu
Một số biện pháp xử trí thông thường khi ngộ độc thực phẩm
Những điều cấm kị khi ăn một số loại trái cây
Những món ăn dặm mẹ không nên để tủ lạnh
Cẩn thận ngộ độc thực phẩm từ những thói quen hằng ngày

Bình Luận Facebook

bình luận

LEAVE A REPLY