Gan Cóc Tía [truyện ngụ ngôn Việt Nam]

Giới thiệu câu chuyện Gan Cóc Tía

Gan Cóc Tía là câu nói chỉ những người có hành động gan dạ và dũng cảm, nhưng ít ai biết nguồn gốc của thành ngữ này xuất phát từ một câu chuyện ngụ ngôn giữa Cóc Tía và Cọp.

Bằng lòng gan dạ và trí thông minh cùng sự tháo vát của mình, Cóc Tía là giống vậy vào loại nhỏ bé, yếu ớt nhất, đã dám đương đầu và trị được cả tính hống hách của Cọp là loài “Chúa sơn lâm” có sức mạnh ghê gớm nhất và hung dữ nhất ở chốn rừng núi.


1. Trong rừng kia có một con cọp rất dữ tợn. Mọi con vật trong rừng đều phải sợ Cọp. Một hôm Cọp đi ngang qua hang Cóc Tía. Có Tía nghĩ bụng: “Mình phải dùng mưu trí để Cọp hết tính hống hách mới được”. Nghĩ vậy, Cóc Tía liền lớn tiếng quát:

– Ai đi đó? Từ nay đừng có qua đây mà chết. Chỗ này là nhà của ta!

Cọp nghe tiếng, liền hỏi:

– Ai nói chi vậy, ta là chúa sơn lâm[1], ta có sợ ai?

Cóc Tía thong thả trả lời:

– Ta đây, ta là Cóc Tía, cậu ông Trời đây, mày không biết tiếng của tao sao?

2. Cọp giận quá, nhìn thấy Cóc Tía chỉ to hơn quả trứng vịt, mới quát:

– Thằng Có Tía kia, ngươi có tài cán gì mà dám vênh váo[2] với ta?

Cóc Tía trả lời:

– Cọp thì chỉ có tài nhảy mà thôi, còn ta, tài ta cũng có!

Cọp liền thách Có Tía nhảy thi xem ai nhảy xa. Cóc nhận lời. Hai con vậy liền đi ra bờ suối và giao hẹn ai nhảy được sang bờ bên kia suối thì thắng cuộc. Cóc Tía khôn hơn, liền nói:

Ta không thèm đứng ngang hàng với ngươi, ta đứng lùi phía sau mà vẫn nhảy xa hơn ngươi cho mà xem.

Cọp bằng lòng. Trước khi nhảy, Cọp thường phải đạp đuôi vài cái xuống đất để lấy đà. Cóc Tía liền há miệng ngậm lấy đuôi Cọp. Khi Cọp nhảu sang bên kia suối, quất đuôi mạnh, Cóc Tía liền văng ra đằng trước rất xa. Cọp đành chịu thua.

Gan Cóc Tía [truyện ngụ ngôn Việt Nam]
Truyện ngụ ngôn Gan Cóc Tía

3. Cóc Tía còn nói:

– Ngoài tài nhảy ra, ta còn có tài bắt sống cọp để ăn thịt nữa. Ngươi xem miệng ta thì rõ!

Cóc há miệng ra, thấy đầy những lông Cọp. Cọp sợ quá, cong đuôi chạy một mạch. Khỉ đang ngồi trên cay, thấy Cọp có vẻ hoảng sợ, liền gọi Cọp và hỏi:

– Có việc gì mà anh sợ vậy?

Cọp hổn hển[3], trả lời:

– Thôi, thôi, đừng hỏi nữa, chạy nhanh kẻo chết bây giờ. Có một con vật nhỏ bằng ngón chân tớ mà ăn thịt được tất cả chúng ta. Tên nó là Cóc Tía.

4. Khỉ nghe thế, liền cười và nói:

– À! Cóc Tía thì sợ gì, tôi vật[4] một cái thì nó chết ngay. Nó ở đâu, anh dắt tôi lại xem nào!

Cọp không tin, tưởng Khỉ định lừa mình. Khỉ nói tiếp:

– Anh không tin thì tôi lấy dây buộc chặt tôi vào lưng anh, rồi tôi sẽ trị cho Cóc Tía một phen, cả hai ta cùng đến, anh sợ gì.

Cọp nghe nói bùi tai[5], liền cho Khỉ ngồi lên lưng mình và cột[6] chặt Khỉ để Khỉ khỏi chạy trốn. Hai con vật liền đi tới hang Cóc Tía. Lúc này, Cóc Tía đã bơi qua suối để trở về nhà và thích chí vì đã làm cho Cọp hết hống hách.

5. Khi thấy Cọp và Khỉ trở lại, Cóc Tía nhanh trí liền quát:

– Khỉ kia, mày nợ tao mười Cọp, sao hôm nay mày chỉ trả có một con?

Cọp nghe thấy vậy, tưởng Khỉ lừa mình, liền cắm đầu chạy miết. Khỉ bị cột chặt vài lưng Cọp, đầu va vào cây, chết nhăn răng. Cọp chạy một lúc, mệt quá, liền ngồi nghỉ. Khi nhìn thấy Khỉ nhăn răng, Cọp còn tức giận mắng:

– Ngươi lừa ta, lại còn nhăn răng mà cười à?

Truyện cổ Việt Nam
Trúc Mai kể

[alert style=”success”]➤ Đừng quên đọc truyện CÓC KIỆN TRỜI để hiểu rõ hơn về Cóc Tía nhé![/alert]

Chú thích trong truyện ngụ ngôn Gan Cóc Tía

  1. Chúa sơn lâm: tên thường được dùng để chỉ loài cop (hổ) hoặc sư tử, ý nói đây là loài thú có sức mạnh ghê gớm nhất ở chốn rừng núi.
  2. Vênh váo: tỏ vẻ kiêu ngạo và lên mặt với mọi người một cách lố lăng.
  3. Hổn hển: (thở) mạnh và mệt nhọc.
  4. Vật: ôm lấy hoặc nắm lấy và quật mạnh xuống.
  5. Bùi tai: (nghe) vừa ý mình, rất hợp với ý mình, có thể chấp nhận được.
  6. Cột: buộc.

Gan Cóc Tía và những câu hỏi gợi ý cho bé

  1. Đoạn 1: Cọp bị Cóc Tía đe nạt ra sao?
  2. Đoạn 2: Cọp thua Cóc Tía về tài nhảy xa như thế nào?
  3. Đoạn 3: Cọp lại khiếp sợ Cóc Tía về tài gì nữa?
  4. Đoạn 4: Cọp được Khỉ rủ đi trị tội Cóc Tía ra sao?
  5. Đoạn 5: vì sao Cọp lại phải cong đuôi bỏ chạy?
[alert style=”success”]➤ Xem ngay những câu chuyện ngụ ngôn ý nghĩa TẠI ĐÂY![/alert]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *