Sự tích vì sao Mèo ghét Chuột [Truyện tranh cổ tích Việt Nam]

Câu chuyện Sự tích vì sao Mèo ghét Chuột

Sự tích vì sao Mèo ghét Chuột là truyện cổ tích Việt Nam, giải thích về tập tính hay rình bắt và xua đuổi lũ Chuột hay phá hoại của loài Mèo ngày nay.

Sự tích vì sao Mèo ghét Chuột [Truyện tranh cổ tích Việt Nam]
Truyện Sự tích Mèo ghét Chuột

Thuở xưa, Chuột vốn là một giống linh thiêng ở trên Trời. Ngọc Hoàng giao cho nó giữ chìa khóa kho lúa của Trời. Nhưng Chuột là loài không đáng tin cậy, nhận được chìa khóa, Chuột đến mở kho, rủ nhau vào ăn rả rích hết bao nhiêu là lúa.

Sự tích vì sao Mèo ghét Chuột [Truyện tranh cổ tích Việt Nam]
Sự tích vì sao Mèo ghét Chuột

Ngọc Hoàng biết, lấy làm giận lắm, mới không cho Chuột ở trên Thiên đình nữa, mà đuổi xuống hạ giới để giữ chìa khóa lẫm thóc của nhân gian. Chứng nào tật ấy, Chuột lại rủ nhau vào lẫm thóc của người, rả rích ăn no nê hết ngày này qua ngày khác. Đến nỗi người có câu than rằng:

– Chuột kia xưa ở nơi nào?
Bây giờ ăn lúa nhà tao thế này?

Sự tích vì sao Mèo ghét Chuột [Truyện tranh cổ tích Việt Nam]
Câu chuyện Sự tích Mèo ghét Chuột

Xót của, người kêu với vua Bếp. Vua Bếp liền bắt nó đem lên trả Ngọc Hoàng và tâu rằng:

– Chuột này vốn là của Thiên đình, sao Thiên đình lại thả nó xuống hạ giới?

Ngọc Hoàng nói:

– Đúng vậy. Trước nó ở trên này giữ chìa khóa kho thóc cho ta. Nhưng bởi nó ăn vụng lúa của ta nhiều quá nên ta không cho nó ở trên này nữa. Ta đuổi nó xuống hạ giới cho nó giữ lúa ở dưới ấy.

Sự tích vì sao Mèo ghét Chuột [Truyện tranh cổ tích Việt Nam]
Truyện Vì sao Mèo ghét Chuột

Vua Bếp tâu:

– Nó xuống dưới ấy lại ăn vụng lúa của người. Bẩm Ngọc Hoàng, lúa của Ngọc Hoàng nhiều, lúa của người ít. Của Ngọc Hoàng nó ăn không hết chứ của người nó cứ ăn mãi thì có ngày hết cả. Người đến chết đói mất. Vậy xin Ngọc Hoàng lại cho nó lên trên Trời là phải.

Ngọc Hoàng nghe tâu, phán rằng:

– Không được. Ta đã đuổi nó đi cho xa, ta không thể cho nó trở lên đây nữa.

Sự tích vì sao Mèo ghét Chuột [Truyện tranh cổ tích Việt Nam]
Sự tích Mèo ghét Chuột

Ngẫm nghĩ một lúc, Ngọc Hoàng lại phán:

Ta có một con Mèo, ngươi hãy đem nó xuống hạ giới, để khi nào Chuột ăn lúa của người thì thả Mèo ra cho nó gầm gừ bắt Chuột. Còn khi nào nó không muốn bắt Chuột thì ngươi cứ bảo con Mèo kêu lên mấy tiếng, dọa Chuột sợ mà đi nơi khác.

Vua Bếp lạy tạ, rồi ôm cả Chuột và Mèo trở về hạ giới.

Sự tích vì sao Mèo ghét Chuột [Truyện tranh cổ tích Việt Nam]
Truyện Sự tích vì sao Mèo ghét Chuột

Đang sung sướng ở Thiên đình nay phải xuống hạ giới bắt Chuột, Mèo giận lắm. Nó nghĩ tại vua Bếp nên nó mới phải xuống hạ giới nên rắp tâm tìm cách trả thù vua Bếp bằng cách thỉnh thoảng chờ vua Bếp vắng nhà là vào giữa đống tro bếp để phóng uế rồi cào tro phủ lên.

Giận vua Bếp là vậy, nhưng Mèo cũng không quên nhiệm vụ Ngọc Hoàng giao phó, nhờ vậy mà kho lúa của người luôn được bảo vệ, đỡ bị lũ Chuột lẻn vào ăn vụng, quấy phá.

Câu chuyện Sự tích vì sao Mèo ghét Chuột
– TheGioiCoTich.Vn –

Hai con vật trong truyện Sự tích vì sao Mèo ghét Chuột

1. Đôi nét về Mèo nhà

Mèo nhà là động vật có vú, danh pháp khoa học gọi là Felis catus. Chúng được con người thuần hóa để săn vật gây hại hoặc làm thú nuôi cùng với chó nhà. Mèo nhà đã sống gần gũi với loài người ít nhất 9.500 năm, và hiện nay chúng là con vật cưng phổ biến nhất trên thế giới.

Mèo thường được khắc họa trong các truyền thuyết và thần thoại tại nhiều nền văn hoá trên thế giới. Tuy nhiên, thỉnh thoảng chúng cũng bị xem là điều đen đủi, không mang lại may mắn cho con người, và thường gắn liền với những mụ phù thuỷ trong nhiều nền văn hoá thời Trung Cổ.

Trong văn hóa Việt Nam, Mèo là một trong mười hai con giáp, thường gọi là Mão hay Mẹo. Câu chuyện Sự tích vì sao Mèo ghét Chuột đã giải thích tập tính của loài này với loài Chuột cách của dân gian.

Sự tích vì sao Mèo ghét Chuột [Truyện tranh cổ tích Việt Nam]
Mèo và Chuột

2. Giới thiệu về Chuột

Chuột là những động vật có vú nhỏ, có danh pháp khoa học là Muridae. Chúng có các thính giác và khứu giác bén nhạy và sống trong nhiều môi trường từ rừng đến đồng cỏ và các dãy núi.

Chuột có tới hơn 700 loài khác nhau. Ở nước ta, phần lớn và quen thuộc nhất là các loại Chuột Chù, Chuột Cống, Chuột Nhắt và Chuột Đồng.

Trên thế giới, Chuột Bạch thường được sử dụng trong các phòng thí nghiệm về các lĩnh vực y học, sinh học, tâm lý học hoặc các lĩnh vực khác vì có hệ gen gần giống người.

Chuột sinh sản thường xuyên, thường sinh những lứa lớn vài lần mỗi năm. Chúng được xem như loài vật gây hại, phá hoại mùa màng và truyền nhiễm dịch bệnh cho con người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *