Truyện cổ tích viên ngọc ước

Ý nghĩa truyện cổ tích Viên ngọc ước

Truyện cổ tích Viên ngọc ước mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, nhắc nhở các bạn nhỏ phải biết tránh xa những thói xấu tham lam, ích kỷ trong cuộc sống.

Những người tham lam, gian ác thì không thần phật nào phù hộ. Dù có ăn cắp được viên ngọc ước cầm trong tay cũng không thể sử dụng.


Ngày xưa, có một người đi ở, ngày giỗ cha, xin về làm giỗ. Chủ nhà chỉ đưa cho mấy đồng tiền đủ uống nước dọc đường, chẳng có gì sẳm sửa cúng cha cả. Anh ta tủi quá, muốn chết quách cho xong. Đến một khúc sông, thấy bãi vắng, anh ta nằm ngử ra chờ nước triều[1] lên cuốn đi. Một đàn quạ bay qua ngờ là thây ma, sà xuống, đậu trên bụng định rỉa. Anh ta giơ tay vớ được một con, reo lên.

– Không phải chết nữa rồi! May quá! Trời cho con quạ này làm thịt giỗ cha ta đây.

Con quạ sợ lắm, van xin:

– Anh tha mạng chô tôi! Tôi trả ơn anh một viên ngọc ước.

Anh ta bằng lòng. Con quạ liền nhả ra một viên ngọc long lanh. Cầm viên ngọc về nhà, thoạt tiên anh ta còn ước dam mâm cỗ, trước cúng cha, sau thiết bà con, hàng xóm. Có mâm cỗ rồi, nhưng người đến đông, không chen chân được trong túp lều chật hẹp, anh ta liền ước có một ngôi nhà đủ chỗ ngồi. Ước gì được nấy, anh ta sướng lắm. Có nahf của rồi, anh ta ước có ruộng nương, trầu bò để cày cấy làm ăn. Cuối cùng, ước một người vợ. Theo như anh ta thì cô con gái nhà giàu nọ trong vùng là vừa ý.

Anh ta đánh tiếng nhờ người mối lái. Cha mẹ cô kia nhận lời ngay. Người nhà giàu ấy nghĩ rằng: “Nó bỗng nhiên được sung túc, đàng hoàng như thế kia, nhất định có đào được hũ vàng chôn, gả con gái cho nó, ta sẽ xui con trộm vàng về làm giàu thêm”. Chẳng bao lâu thì cho cưới.

Đêm khuya, cô ả mới lân la hỏi chồng vì sao trước khổ sở nay giàu có chóng vánh thế. Anh ta không giấu vợ:

– Tôi giàu có lên là nhờ có viên ngọc ước con qua cho tôi đấy!

Thế là một hôm, chờ lúc chồng đi vắng, cô ả lấy trộm viên ngọc rồi bỏ về nhà mẹ. Mất vợ, mất cả ngọc, anh ta chán nản rầu rĩ. Bụt[2]thấy anh ta trước đây có ngọc ước mà không tham, cái gì cần mới ước, nên thương tình, bèn hiện lên, bày mẹo lấy lại viên ngọc. Bụt đưa cho anh ta một cành hoa trắng và một canh hoa đỏ, dặn:

– Cành hoa trăng, đem gài vào của ngõ nhà nó, cành hoa đỏ thì giữ lấy, có lúc dùng đến.

Anh ta làm theo lời Bụt dặn. Mùi hoa thơm lừng. Cả nhà bố vợ chạy ra tìm hoa, tranh nhau ngửi. Ông ngửi, bà ngửi, cô ả ngửi. Ngửi xong, mũi người nào người nấy dài ra, lủng lẳng như vòi voi. Đến là khổ! Chạy thạy chạy thước mãi, cửa nhà bán hết, không làm sao mũi ngắn lại được. Lấy viên ngọc ra ước, cũng không thấy linh. Bấy giờ anh ta mới sang chơi. Hai ông bà vừa khóc vừa than thở:

– Anh xem, nhà này xưa nay ăn ở phúc đức, có làm nên tội tình gì đâu, thế mà mắc phải tai ương như thế này! Thật ông Trời không có mắt!

Anh ta thong thả nói:

– Ông trời có mắt đấy chứ. Ông bà phải cái tính của ai cũng muốn vơ làm của mình. Con gái ông bà cũng thế. Nó lấy trộm viên ngọc ước của tôi về cho ông bà. Ông bà trả lại viên ngọc thì tôi chữa cho khỏi ngay. Viên ngọc ấy chỉ người lương thiện dùng mới được!

Vợ chồng người nhà giàu không chối đằng nào được, lại cũng muốn sống yên lành nên đem ngọc ra trả. Anh ta cầm chắc viên ngọc ước trong tay, mới đưa cành hoa đỏ cho cả nhà bố vợ ngửi. Tức thì mũi ngắn lại như trước. Chúng mừng như cha chết sống lại. Nhưng người vợ ấy, anh ta bỏ mà tìm người khác có tình có nghĩa hơn.

Truyện cổ Việt Nam
Trương Chính kể

Chú giải trong truyện cổ tích Viên ngọc ước

  1. Nước triều: nước biển dâng lên và rút xuống vào những giờ nhất định trong ngày.
  2. Bụt: cũng được gọi là Phật trong truyện cổ, chỉ một nhân vật tưởng tượng hay thương người.
[alert style=”success”]➤ Xem ngay những truyện cổ tích thần kỳ TẠI ĐÂY![/alert]

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *